Có một nguyên tắc cực kỳ nổi tiếng của John C. Maxwell mà bản thân mình lâu nay tin tưởng và cũng thường xuyên chia sẻ với rất nhiều anh chị khách hàng của mình. Đó là:
“Khả năng lãnh đạo của bạn ở mức độ nào sẽ quyết định thành công của bạn và doanh nghiệp ở mức độ đó”
Quy luật này nói rằng, luôn có một nắp chặn mang tên chính ta trước mọi tăng trưởng. Nghĩa là ta không thể phát triển sự nghiệp và cuộc sống cao hơn mức năng lực lãnh đạo của mình. Quy luật được gọi tên là Quy luật nắp chặn trong lãnh đạo.
Câu chuyện của John
Hãy để tôi kể lại cho bạn một câu chuyện minh họa cho Luật Nắp Chặn.
Năm 1937, có hai anh em trẻ tên Dick và Maurice đã mở một nhà hàng nhỏ cho xe hơi đi qua mua đồ ăn ở Pasadena, Califonia. Lúc đó nhà hàng nhỏ của họ đã rất thành công, và vào năm 1940, họ quyết định chuyển đổi hoạt động đến San Bernardino, một khu trung tâm của tầng lớp lao động. Hoạt động kinh doanh của họ bùng nổ, doanh thu hàng năm đạt 200.000USD.
Năm 1948, trực giác của họ nói với họ rằng thời thế đang dần thay đổi, và họ đã thay đổi một số thứ trong công việc kinh doanh nhà hàng. Họ sắp xếp hợp lý lại mọi thứ, giảm thực đơn và tập trung vào bán Hamburger. Họ đã tạo ra một thứ gọi là Hệ thống dịch vụ nhanh, ở đây họ sắp xếp bếp thành một dây chuyền lắp ráp và nhân viên tập trung vào dịch vụ với tốc độ nhanh để phục vụ khách hàng. Mục tiêu là đáp ứng đơn hàng trong 30s hoặc ít hơn. Và họ đã thành công. Vào giữa năm 1950, doanh thu năm đạt 350,000USD.
Các bạn có biết hai anh em đó là ai không?
Dick và Maurice McDonald
Đây là anh em Dick và Maurice McDonald, sáng lập cửa hàng McDonald’s Hamburgers. Không lâu sau hai anh em đã trúng độc đắc lớn của Mỹ, nhưng họ không làm gì hơn được vì khả năng lãnh đạo của họ kém, ngăn cản mức độ thành công của họ. Mặc dù hai an hem là thiên tài trong dịch vụ khách hàng và tổ chức nhà bếp, vào năm 1952, thất bại tràn trề trong việc cố gắng làm tiếp thị khái niệm McDonald. Lý do là họ thiếu khả năng lãnh đạo cần thiết để làm cho một doanh nghiệp lớn hơn có hiệu quả. Họ là những người quản lý hiệu quả, nhưng không phải là nhà lãnh đạo hiệu quả. Ở đỉnh cao của sự thành công, hai anh em đã đặt một cái nắp chặn sự thành công lớn hơn.
Năm 1954, Một người đàn ông tên Ray Kroc đến thăm cửa hàng, ngay lập tức anh đã có tầm nhìn về tiềm năng của nó. Tâm trí anh ta có thể thấy rằng nhà hàng sẽ mở rộng khắp cả nước và ở hàng trăm thị trường trên thế giới. Anh ta sớm ký một thỏa thuận với Dick và Maurice, và vào năm 1955, anh ta thành lập McDonald Systems, Inc. (sau này được gọi là Tập Đoàn McDonal).
Thời điểm này mức độ lãnh đạo cuộc sống cá nhân của Ray Kroc đã rất cao. Từ năm 1955 đến 1959, Kroc đã thành công mở thêm 100 nhà hàng. Bốn năm sau đó, đã có 500 McDonald. Năm 1961 với số tiền 2,7 triệu USD, Kroc đã mua bản quyền độc quyền McDonald từ hai anh em Dick và Maurice, và ông tiến hành biến nó thành biểu tượng của Mỹ và một hiện tượng toàn cầu.
Tôi tin rằng thành công thì luôn ở trong tầm tay của tất cả mọi người. Nhưng tôi cũng tin rằng thành công cá nhân mà không có khả năng lãnh đạo chỉ mang lại những hiệu quả hạn chế. Bất cứ điều gì bạn muốn hoàn thành đều sẽ bị hạn chế bởi khả năng lãnh đạo của bạn. Và nếu bạn chưa lãnh đạo bản thân tốt, bạn sẽ chưa thể lãnh đạo ai khác.
Hãy để tôi cho bạn thấy được hai khía cạnh về định luật này:
Ta đặt thang điểm thành công là 10. Nếu bạn đạt được 8 trong thang điểm thì bạn đã khá là tốt rồi và Anh em McDonald trong khoảng đó. Còn Ông Ray Kroc có thể nằm ở thang 9 – 9,5.
Giả sử khả năng lãnh đạo của bạn ở mức độ 1. Để tăng mức độ hiệu quả, bạn có hai lựa chọn sau:
Bạn có thể thật chăm chỉ để gia tăng chuyên môn, sự cống hiến, khả năng làm việc xuất sắc trong công việc để đạt được mức độ 10 trong lĩnh vực đó. Và tôi có thể nói với bạn rằng, sẽ mất rất nhiều nỗ lực để đạt được mực độ này.
Hoặc bạn có một lựa chọn khác đó là thật chăm chỉ gia tăng khả năng lãnh đạo. Bằng cách này bạn có thể tăng mực độ hiểu quả trong mọi khía cạnh cuộc sống và công việc lên rất nhiều. Vì thế khả năng lãnh đạo có thể tăng mức độ hiệu quả lên gấp nhiều lần. Và khi bạn có khả năng lãnh đạo những người lãnh đạo khác thì gia đình, tổ chức, cộng đồng xã hội cũng sẽ đạt mức độ hiệu quả gấp nhiều của nhiều lần.
Như vậy, trong câu chuyện này, nếu năng lực lãnh đạo của ta đạt mức 8 điểm thì đội ngũ của ta chỉ ở mức tối đa là 7 điểm. Vì cái nắp năng lực lãnh đạo này đã đè bẹp và chặn đứng mọi sự phát triển của ta. Quy luật nắp chặn trong lãnh đạo. Cho nên John Maxwell mới nói rằng: “Khả năng lãnh đạo của bạn ở mức độ nào sẽ quyết định thành công của bạn và doanh nghiệp ở mức độ đó”.
Và chính vì cái hình ảnh ẩn dụ “CÁI NẮP” này, mà mình và khá nhiều anh chị chủ doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để NÂNG CAO NẮP CHẶN bằng cách đi học thêm, tìm hiểu thêm để trở thành phiên bản 8 điểm, 9 điểm, 10 điểm với mong muốn sẽ có cơ hội cho team phát triển lên 7 điểm, 8 điểm và 9 điểm.
Hãy CHẬM LẠI và thử đào sâu thêm ở đoạn này!!! Có điều gì đó LẤN CẤN ở đây không? Nếu lúc nào đội ngũ của chúng ta cũng bị hạn chế bởi năng lực của người lãnh đạo thì:
1. Người lãnh đạo sẽ luôn cảm thấy ÁP LỰC to lớn phải đi học và nâng cấp liên tục
2. Đội ngũ chẳng bao giờ phát triển vượt quá tầm vóc của người lãnh đạo
3. Sự phát triển sẽ xảy ra quá chậm và hoàn toàn phụ thuộc vào người lãnh đạo
4. …
Những năm gần đây, có một góc nhìn khác về việc này! Lãnh đạo đúng là NẮP CHẶN của doanh nghiệp.
John C. Maxwell KHÔNG SAI.
Là mình SAI TÈ LE trong việc HIỂU và ÁP DỤNG câu nói đó vào tình huống cụ thể trong doanh nghiệp của mình.
Vậy nên HIỂU như thế nào thì HỢP LÝ hơn?
Để hiểu thấu đáo và cặn kẽ hơn về QUY LUẬT NẮP CHẶN này, và giải pháp hợp lý hơn để áp dụng cho lãnh đạo, hãy đọc tiếp câu chuyện của John chia sẻ ở bên dưới.
Góc nhìn khác về năng lực lãnh đạo đích thực
Qua nhiều năm sai lầm, chiêm nghiệm và áp dụng, mình thấy vấn đề lớn khiến cho bản thân và nhiều anh chị áp dụng sai quy luật nắp chặn này là không có một định nghĩa rõ ràng và cụ thể để hiểu rõ Năng lực Lãnh đạo thực chất là gì. Nó bao gồm những phẩm chất nào. Ngay cả định nghĩa Lãnh đạo là gì cũng đã có vô vàn định nghĩa và phát biểu khiến cho người áp dụng là các chủ doanh nghiệp cảm thấy bối rối.
Và mình cũng không có ý định đưa ra một định nghĩa gì thêm về lãnh đạo hay năng lực lãnh đạo vào bài viết này. Mình chỉ đơn giản có một câu hỏi tự vấn bản thân: Nếu như quy luật nắp chặn là đúng, vậy làm thế nào để người lãnh đạo phát triển doanh nghiệp của mình mà không còn phải bị quá áp lực vào việc phải liên tục ĐI HỌC để nâng cao năng lực và nắp chặn của mình?
Từ suy nghĩ và trăn trở này, mình khám phá ra một điều quan trọng. Năng lực lãnh đạo hoàn toàn không phải là năng lực chuyên môn. Chính vì vậy, việc đi học thêm các khóa học về chuyên môn sẽ không bao giờ giúp năng lực lãnh đạo có thể được phát triển.
Một người có năng lực lãnh đạo chính là một người có Tầm nhìn
Tầm nhìn càng xa và càng rõ ràng, thì năng lực lãnh đạo càng xuất sắc. Như trong câu chuyện về anh em nhà McDonald, tầm nhìn của 2 người anh em chỉ giới hạn trong việc tối ưu sản phẩm bánh hamburger và khoảng chục cửa hàng. Đó chính là giới hạn về tầm nhìn của họ. Ngược lại, Ray Kroc lại nhìn thấy một viễn cảnh mà số lượng cửa hàng McDonald phải nhiều như các nhà thờ công giáo. Chính tầm nhìn xa và sự tin tưởng tuyệt đối vào tầm nhìn đó giúp Ray Kroc mới thực sự là người đưa thương hiệu McDonald vươn xa toàn cầu.
Một người có năng lực lãnh đạo chính là một người nói được, làm được
Người lãnh đạo có một đặc điểm khá thú vị, và khác xa hoàn toàn với một ông chủ. Hình tượng mà mình nhìn thấy ở một người lãnh đạo giống như một hướng dẫn viên du lịch nhiều hơn. Có lúc, chúng ta sẽ nhìn thấy người lãnh đạo ở trên đỉnh núi, có lúc thì ở lưng chừng và thậm chí mình cũng nhìn thấy họ ở chân núi. Người lãnh đạo luôn biết rõ mình đang ở đâu, đang đi đâu và tại sao họ lại đi kiên trì và cặm cụi trên con đường đó. Họ không chỉ ngồi một chỗ mà còn chính là người nói những thứ họ làm, và làm những thứ mà họ nói. Họ cũng biết rằng thành công của mình không bao giờ là công sức mà một cá nhân có thể đạt được. Và nếu như chỉ một mình mình hoàn thành, thì thành tựu đó sẽ quá nhỏ bé nếu so với sự góp sức của cả một tập thể.
Một người có năng lực lãnh đạo chính là một người có thể đồng hành và dẫn dắt đội ngũ cùng thắng lợi
Đây chính là một trong những ý cực kỳ quan trọng mà mình nhận ra. Cũng chính là chìa khóa để vượt qua khỏi “sự nhầm lẫn” trong hiểu biết của mình về quy luật nắp chặn. Thời gian gần đây, có một khái niệm khá thú vị đó là Collective Intelligent (còn gọi là Trí tuệ Tập thể). Một người lãnh đạo có năng lực phải thực sự biết Trao quyền và Phát huy tối đa năng lực của tập thể,
Như câu chuyện Bó đũa của cha ông ta, năng lực hay sức mạnh của từng chiếc đũa là vô cùng nhỏ bé. Nhưng khi gộp lại thành bó đũa, thì sẽ rất khó để bẻ.
Trí tuệ tập thể khi được người lãnh đạo phát huy đúng cách, thì ngay cả khi năng lực của người lãnh đạo chỉ là 7 hoặc 8 điểm và đội ngũ chỉ 5,6 điểm. Nhưng nếu biết cách kích hoạt đội ngũ thông qua việc phát huy trí tuệ tập thể và niềm tin vào năng lực của họ và thành tựu mà cả đội có thể tạo ra, thì thực sự kết quả sẽ là vô cùng đáng kể.
Kết quả này không chỉ là nhỏ hơn con số năng lực 7 hoặc 8 điểm của người lãnh đạo. Mà nó có thể vượt xa con số 10 điểm và hầu tư vượt qua cả những giới hạn về mặt tư duy của người lãnh đạo lúc ban đầu.
Trong bài viết tới mình sẽ chia sẻ về bài học cực kỳ giá trị mà bản thân mình đã vấp phải và học được có tên là WHO NOT HOW. Hãy cùng đón đọc nhé.
Donnie