Con người vốn là sinh vật của thói quen. Dù đó là thói quen tốt hay thói quen xấu. Vì thế, để nhận định một ai đó có thể thành công, hay thất bại, chúng ta cứ nhìn xem họ đang có thói quen như thế nào. Bài viết này sẽ tổng hợp TOP 100 thói quen xấu mà rất nhiều người thất bại đã và đang có. Chúng ta cùng xem mình có sở hữu thói quen nào nhé :).
Thói quen xấu – Bad Habits
Trước khi đi vào chi tiết phương pháp loại bỏ thói quen xấu khỏi cuộc sống, chúng ta cần hiểu rằng thực tế mỗi người đều có xuất phát điểm khác nhau. Nên rất có thể chúng ta sẽ có hoặc không có thói quen này hay thói quen khác. Vì vậy, bạn hãy coi danh sách 100 thói quen xấu này như một từ điển để tham chiếu xem mình đang sở hữu “thói quen xấu” nào. Việc nhận ra mình đang có thói quen nào là cực kỳ quan trọng. Bởi việc nhận thức đúng sẽ giúp chúng ta có giải pháp đúng trong việc loại bỏ một lần và mãi mãi thói quen tiêu cực đó.
- Trễ hẹn quá 5 phút
- Ngoáy mũi nơi công cộng
- Xỉa răng không che miệng
- Chửi thề, sử dụng ngôn từ thô tục
- Miệng nhóp nhép, phát ra tiếng động lớn khi ăn
- Vừa ăn vừa nói, chưa nuốt đã nói
- Nhả bã kẹo cao su, xả rác bừa bãi
- Nói chuyện riêng khi mọi người đang tập trung
- Nói thì thầm, nói xấu sau lưng người khác
- Chen lấn xô đẩy khi xếp hàng
Top 10 thói quen xấu lãng phí thời gian của bạn
- Suy nghĩ quá nhiều về những phản hồi tiêu cực
- Dành thời gian lo lắng cho những thứ chưa xảy ra
- Lướt Facebook, xem hết tin này tới tin khác
- Cố gắng thay đổi thói quen xấu của một ai đó
- Xem các tin tức “hót” và video quảng cáo
- Tán gẫu, nói những chuyện không mang lại lợi ích
- Xem TV, đọc báo không có chọn lọc
- Lúc nào cũng nghĩ “chỉ mình mới làm được”
- Đặt ra nhiều mục tiêu không thực sự cần thiết
- Làm những việc lặt vặt, khi việc chính vẫn còn
Top 10 thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe
- Ăn sau 8 giờ tối, ăn đêm, ăn muộn
- Ăn nhiều đồ ăn nhanh, lắm dầu mỡ
- Không tập thể dục hàng ngày
- Uống nhiều đồ có cồn, nước ngọt đóng chai
- Thức khuya sau quá 11 giờ đêm
- Ngủ nướng buổi sáng, ngủ trưa quá 30 phút
- Ngồi sai tư thế, bê vác vật nặng sai tư thế
- Uống nước không đều đặn, khát mới uống
- Nhìn màn hình máy tính liên tục
- Nóng nảy tức giận, suy nghĩ tiêu cực
Top 10 thói quen xấu giảm hiệu suất làm việc
- Trì hoãn, để mai làm
- Làm nhiều việc cùng một lúc
- Làm việc không tập trung
- Việc gì cũng làm, nhận lời quá dễ dàng
- Hay đắn đo, không quyết đoán
- Dành quá nhiều thời gian lập kế hoạch
- Không có một lịch làm việc cố định
- Không lập kế hoạch năm, tháng, tuần
- Check email liên tục quá nhiều lần trong ngày
- Không có hệ thống quản lý công việc cá nhân
Top 10 thói quen xấu khiến bạn ngày càng nghèo
- Chi tiêu vượt số tiền mình có
- Không trích thu nhập để tiết kiệm hoặc đầu tư.
- Luôn nghĩ “mình sẽ được bao nhiêu tiền” đầu tiên
- Chi tiền cho những thứ xa xỉ chỉ vì khoe khoang
- Cờ bạc, xổ số với hi vọng làm giàu từ chúng
- Mua sắm không kế hoạch, để lỡ các dịp giảm giá
- Tiết kiệm quá mức (Bủn xỉn, keo kiệt)
- Không có phương pháp quản lý tài chính cá nhân.
- Không có danh sách mua sắm khi đi siêu thị
- Mua những thứ mình muốn, thay vì thứ mình cần
Top 10 thói quen xấu làm giảm hiệu quả học tập
- Gần tới kì thi mới bắt đầu ôn cấp tốc
- Không đọc trước bài khi tới lớp
- Không xem lại bài học hôm nay ngay khi về nhà
- Không xem lại các lỗi sai trong bài kiểm tra
- Không vẽ sơ đồ tổng quan cho những thứ cần học
- Ngồi học liên tục trong thời gian dài
- Chơi trước khi học thay vì học trước khi chơi
- Gian lận khi thi cử
- Không đọc thêm sách tham khảo
- Dùng duy nhất một cách học: đọc lẩm bẩm
Top 10 thói quen xấu giảm hiệu quả giao tiếp
- Quên tên của người khác khi nói chuyện
- Ngắt lời người khác khi họ chưa nói xong
- Dùng di động khi đang nói chuyện
- Sử dụng nhiều câu hỏi đóng thay vì câu hỏi mở
- Chỉ quan tâm “mình được gì” khi thuyết phục ai đó
- Không để ý tới cảm xúc của người nghe
- Than vãn, nói những lời bi quan tiêu cực
- Chát, Email, thay vì nói chuyện trực tiếp
- Nói phóng đại, thổi phồng sự thật
- Tiết kiệm những lời cảm ơn, khen ngợi
Top 10 thói quen xấu giảm hiệu quả học ngoại ngữ
- Nghe một clip chỉ một vài lần rồi thôi
- Sợ sai khi nói ngoại ngữ
- Dịch thầm trong đầu trước khi nói
- Muốn câu nói của mình phải thật hoàn hảo
- Từ mới nào cũng học, học không có trọng tâm
- Học từ vựng riêng lẻ, không theo chủ đề
- Học xong để đó, không tìm cơ hội thực hành
- Thấy một bài đọc phức tạp là bỏ qua ngay
- Chọn ngôn ngữ giao diện Facebook là tiếng mẹ đẻ
- Không dành thời gian tự học mà lệ thuộc giáo viên
Top 10 thói quen xấu làm giảm sự tự tin
- Nói “Có” quá dễ dàng, hùa theo đám đông
- Suy nghĩ tiêu cực về bản thân
- Sợ thất bại (hoặc ngại thành công)
- Ngại chia sẻ ý kiến cá nhân
- So sánh bản thân với người khác
- Mua một món đồ chỉ vì nhiều người mua
- Không dám thử những thứ mới mẻ
- Từ bỏ quá dễ dàng
- Nói rằng mình thành công chỉ là do may mắn
- Sống khép kín, không giao lưu kết bạn.
Top 10 thói quen xấu cần từ bỏ ngay bây giờ
- Xem tạp chí, sách truyện có cảnh nóng.
- Thẩm du, và các loại khoái lạc giác quan
- Nói mà không làm, thất hứa với bản thân
- Chạy xe tốc độ, không tôn trọng giao thông
- Smartphone mọi lúc mọi nơi, nhất là trên giường
- Giao du với những người bạn xấu
- Nói dối vì lợi ích của bản thân
- Vay mượn tiền bạc để chi tiêu cá nhân
- Lấy những thứ không phải của mình
- Rượu bia, nhậu nhẹt, thuốc lá, các chất kích thích
Chúng ta có thể thấy quá nhiều thói quen xấu đang bủa vây và có thể thậm chí nhấn chìm cuộc đời mình, làm con đường thành công càng ngày càng xa vời. Vậy làm thế nào để loại bỏ được những thói quen xấu của chính bản thân mình một cách hiệu quả?
Ben dưới là một quy trình 5 bước mà bản thân mình đã sử dụng để loại bỏ thói quen xấu của chính mình và cũng là quy trình mình sử dụng để hướng dẫn cho nhiều khách hàng cùng áp dụng và đạt được hiệu quả.
Cách để loại bỏ thói quen xấu hiệu quả
- Bước 1: Nhận diện mình đang có thói quen xấu nào. Bên dưới là một tham khảo để bạn có thể lựa chọn. Một cách làm khác nữa là tự mình nghiền ngẫm để nhận ra và gọi tên những thói quen đang không giúp chúng ta thành công hơn, hạnh phúc hơn….
- Bước 2: Lựa chọn một thói quen xấu để sửa. Bước này vô cùng quan trọng, bởi nhiều người sẽ cảm thấy choáng ngợp vì mình có quá nhiều thói quen tiêu cực và nghĩ rằng không thể nào thay đổi được. Thực tế, nếu chúng ta tập trung giải quyết từng thói quen xấu và thay thế bằng một thói quen tốt hơn, dần dần tình hình sẽ được cải thiện.
- Bước 3: Lựa chọn 1 thói quen tốt tương ứng để thay thế cho thói quen xấu trước đây. Bước đi này cho phép chúng ta dần dịch chuyển những hành vi hoặc thói quen cũ sang một tập những hành vi và thói quen mới.
- Bước 4: Duy trì luyện tập ít nhất là 21 ngày cho thói quen mới vừa lựa chọn có thể hình thành. Các bạn lưu ý, bất kỳ thói quen nào cũng cần thời gian mới có thể được thiết lập. 21 ngày là một khoảng thời gian vừa phải để khởi động một thói quen. Nhớ là khởi động thôi, chứ để thói quen này trở nên chắc chắn thì cần nhiều thời gian hơn. Theo các nghiên cứu khoa học thì nấc thang tiếp theo có thể là 66 ngày.
- Bước 5: Quay trở lại bước 1 để loại bỏ tiếp một thói quen xấu khác sau khi đã duy trì và loại bỏ được thói quen xấu hiện tại. Vòng lặp này cứ đều đặn diễn ra và dần dần bạn sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn chính mình chỉ sau khoảng 90 ngày.
Ví dụ cụ thể cách để loại bỏ thói quen xấu: HAY BỊ TRỄ HẸN
- Bước 1: Nhận diện mình thường đến muộn trong các cuộc hẹn. ít nhất là 5 phút, 10 phút. Và thường lúc đó mình cảm thấy rất bối rối, và thường hay phải đưa ra các lời bào chữa rằng mình bị tắc đường, hoặc có việc đột suất, hoặc…. Rõ ràng, những sự bào chữa này không khiến cho chúng ta cảm thấy thoải mái, và đặc biệt người mà chúng ta lỡ hẹn cũng sẽ đánh giá uy tín của chúng ta bị giảm sút nghiêm trọng. Việc này càng lặp lại nhiều lần thì uy tín càng sụt giảm.
- Bước 2: Quyết định lựa chọn từ bỏ thói quen xấu “Hay bị trễ hẹn” của bản thân để sửa. Với mong muốn sẽ cải thiện được uy tín của bản thân trong mắt người khác và dần lấy lại sự tự tin và tự hào về chính bản thân mình. Để tìm được giải pháp thì bản thân mình cần phải nhận ra hiện tại mình đang có hành vi nào khiến cho việc trễ hẹn hay bị lặp đi lặp lại không. Có thể đó chính là sự hay lần lữa không bắt tay ngay vào việc, hoặc thói quen lề mề không chịu chuẩn bị quần áo, đồ đạc từ trước khi đến buổi hẹn, lúc đi lại quên cái này, cái kia,….
- Bước 3: Lựa chọn 1 thói quen tốt để thay thế cho thói quen trễ hạn đó chính là thói quen chuẩn bị sẵn sàng từ hôm trước. Thay vì chờ đến tận thời điểm hẹn mới cuống cuồng thực hiện công việc, hãy nỗ lực chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng từ tối hôm trước nếu đó là việc nhỏ, chuẩn bị từ tuần trước thậm chí cả tháng trước đó là những việc lớn, đòi hỏi nhiều công sức. Bằng việc chuẩn bị kỹ càng từ trước khi sự kiện diễn ra, mình sẽ ít khi nào bị trễ hẹn. Còn một vài yếu tốt khác cần chuẩn bị kiểu như tính toán thời gian đi đường, cung đường đi có bị tắc không?…Những sự chuẩn bị này sẽ giúp cho chúng ta giảm tối đa khả năng trễ hẹn.
- Bước 4: Duy trì luyện tập ít nhất là 21 ngày cho thói quen mới này. Hãy ghi nhận lại mỗi lần mình đúng hẹn, thì lại nên ghi lại nhật ký thành công và tự chúc mừng chính mình. Nếu hoàn tất được 21 ngày với số lần trễ hẹn giảm đáng kể so với trước khi thì hãy ăn mừng hoặc tự thưởng cho mình một món quà nhỏ gì đó để tăng thêm động lực. Chúng ta có thể tiếp tục kéo dài bước 4 này cho đến khi hoàn toàn hài lòng về bản thân mình.
- Bước 5: Quay trở lại bước 1 để loại bỏ tiếp một thói quen xấu khác. Thực tế, bước này giống như bước 1, chúng ta lại tiếp tục lựa chọn ra thói quen xấu tiếp theo, đặc biệt là thói quen đang ảnh hưởng lớn đến bản thân mình để đưa vào quy trình 5 bước giải quyết triệt để thói quen xấu.
Hy vọng là với bài viết này và quy trình 5 bước loại bỏ thói quen xấu, anh/chị sẽ có thể bắt đầu tự tin lựa chọn ít nhất một thói quen xấu để bắt đầu. Chúc anh/chị và các bạn thành công.
Nếu như anh/chị vẫn cảm thấy thách thức với những thói quen xấu của mình và cần được tư vấn hoặc đồng hành để loại bỏ một lần và mãi mãi, hãy liên lạc với mình.
Thân mến,
Donnie